Address:
Address:
Hotline:
Mail:

RFID là gì? Cách thức hoạt động và các ứng dụng của RFID- Hướng dẫn cho người mới bắt đầu

22/09/2021

RFID là gì?

Định nghĩa: RFID là viết tắt của cụm từ Radio Frequency Identification (nhận dạng sóng vô tuyến). Đó là một kỹ thuật nhận dạng sóng vô tuyến từ xa, cho phép dữ liệu trên một con chip được đọc một cách “không tiếp xúc” qua đường dẫn sóng vô tuyến ở khoảng cách từ 50 cm tới 10 m, tuỳ theo kiểu của thẻ nhãn RFID.

Cách thức hoạt động

RFID sử dụng kỹ thuật sóng vô tuyến không tiếp xúc để truyền dữ liệu. Việc gắn các thẻ RFID vào các tài sản, hàng hoá cho phép người sử dụng định danh duy nhất và tự động thông tin tài sản. Tức đó có thể theo dõi tài sản cũng như cập nhật số liệu tồn kho. RFID đã đưa công nghệ định danh tự động (Auto ID) lên một tầm cao mới bằng cách cho phép đọc thông tin các thẻ mà không cần căn chỉnh máy quét trực tiếp vào bề mặt thẻ. Tuỳ theo từng loại thẻ RFID được sử dụng, phạm vi đọc thẻ có thể lên tới hơn 20 m.

RFID đã đi được một chặng đường dài kể từ những ứng dụng đầu tiên trong việc xác định máy bay phía ta hay phía địch trong thế chiến thứ II. Qua thời gian, công nghệ càng ngày càng được cải tiến để tăng tính ứng dụng và giảm chi phí triển khai. Nhờ đó RFID ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực của đời sống.

Các loại RFID

Có ba dải tần số chính được sử dụng để truyền RFID-

  • Tần số thấp (LF): 125- 134 kHz,
  • Tần số cao (HF): 13.56 MHz,
  • Tần số siêu cao (UHF): 433 và 860- 960 MHz

Tần số thấp (LF- Low frequency)

Thẻ tần số thấp có độ dài sóng dài và có khả năng xuyên qua các chất kim loại mỏng. Ngoài ra, các hệ thống LF rất lý tưởng để đọc các đối tượng có hàm lượng nước cao, chẳng hạn như trái cây hoặc đồ uống, nhưng phạm vi đọc được giới hạn ở centimet hoặc inch. Các thẻ RFID LF thường ứng dụng để kiểm soát truy cập và gắn thẻ động vật.

Tần số cao (HF- High frequency)

Thẻ tần số cao hoạt động khá tốt trên các vật thể làm bằng kim loại và có thể hoạt động xung quanh hàng hóa có hàm lượng nước trung bình đến cao. Thông thường, các hệ thống HF RFID có phạm vi đọc tối đa khoảng 1 mét. Thẻ tần số cao thường được ứng dụng trong ngành quản lý thư viện, theo dõi lưu lượng bệnh nhân, thẻ check in.

Tần số siêu cao (UHF- Ultra high frequency)

Thẻ có tần số siêu cao UHF thường cung cấp phạm vi đọc tốt hơn nhiều (từ 30 tới hơn 100 m) và có thể truyền dữ liệu nhanh hơn (tức là đọc nhiều thẻ hơn mỗi giây) so với 2 loại thẻ nêu trên. Tuy nhiên, vì sóng vô tuyến UHF có bước sóng ngắn hơn, tín hiệu của chúng có nhiều khả năng bị suy yếu và chúng không thể truyền qua kim loại hoặc nước. Do tốc độ truyền dữ liệu cao, thẻ UHF RFID có rất nhiều ứng dụng trong đời sống, chẳng hạn ghi nhận thông tin xuất nhật hàng hóa khi chúng đi qua cổng kiểm soát của kho hoặc ghi nhận thành tích tại vạch đích của các tay đua trong các giải thể thao. Ngoài ra, do phạm vi đọc dài hơn, UHF RFID cũng được ứng dụng trong việc thu phí điện tử và kiểm soát truy cập đỗ xe.

Có 2 loại RFID thuộc tần số siêu cao UHF là RFID chủ động và RFID bị động

Tiêu chíRFID chủ độngRFID bị động
Định nghĩaThẻ RFID chủ động là thẻ có nguồn cấp năng lượng riêng, và chúng liên tục phát tín hiệu đến các đầu đọc thẻ.Là thẻ không có nguồn năng lượng riêng bên trong, thẻ nhận được năng lượng từ đầu đọc thẻ RFID và sử dụng năng lượng đó để truyền tín hiệu ngược lại.
Dải tần số chính433 MHz860- 960 MHz
Phạm vi đọc30- 100 m 25m (tiếp xúc gần)
PinKhông
NguồnGắn bên trong thẻĐược cung cấp bởi đầu đọc
Hoạt độngTheo dõi liên tụcChỉ đọc khi có yêu cầu của đầu đọc
Tuổi thọGiới hạn bởi pin (thường là 3-5 năm)Không giới hạn
Ưu điểmPhạm vi đọc rất dài, chi phí cơ sở hạ tầng thấp hơn so với RFID bị động, dung lượng bộ nhớ lớn, tốc độ truyền dữ liệu cao.Chi phí cho mỗi thẻ thấp, phạm vi đọc dài, nhiều loại hình dạng và kích thước, tiêu chuẩn toàn cầu, tốc độ truyền dữ liệu cao.
Nhược điểmChi phí đầu tư cho mỗi thẻ cao, kích thước lớn hơn và hạn chế vận chuyển (do pin), bị nhiễu kim loại và chất lỏng, phải đáp ứng một số tiêu chuẩn Châu Âu.Chi phí đầu tư thiết bị đọc cao, dung lượng bộ nhớ vừa phải, bị nhiễu kim loại và chất lỏng.
Ứng dụngDo chi phí cao nên hường được sử dụng cho các tài sản giá trị cao khác ( đường ống, container chờ hàng, máy móc).Chi phí thấp, linh hoạt nên được ứng dụng rất nhiều trong đời sống như quản lý hàng hoá, tài sản, vật nuôi, tính giờ, quản lý sự kiện.

Các ứng dụng RFID điển hình

RFID ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhờ các lợi ích và hiệu quả nó mang lại mặt số liệu, dữ liệu, nguồn lực con người, chi phí vận hành, tiết kiệm thời gian. Một số ứng dụng của RFID có thể kể đến như dưới đây.

  • Tính giờ các giải thi đấu thể thao
  • Quản lý tài sản
  • Theo dõi dược phẩm
  • Theo dõi hàng tồn kho
  • Theo dõi giặt ủi, dệt may
  • Quản lý trả mượn sách trong thư viện
  • Thu phí
  • Theo dõi trẻ sơ sinh tại bệnh viện
  • Quản lý tài sản trong các cửa hàng trang sức
  • Quản lý vật tư, hậu cần
  • Thanh toán tự động không cần con người
  • Quản lý người tham dự sự kiện
  • Kiểm soát an ninh

Xem chi tiết các giải pháp RFID ứng dụng trong nhiều lĩnh vực do 1Gate cung cấp tại đây

Xem tiếp các bài viết về RFID